NGUỒN GỐC TẾT TRUNG THU

Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Đoàn Viên đã trở nên hết sức thân thuộc với người dân Việt Nam, nhưng không mấy ai hiểu và nắm hết được ý nghĩa cũng như nguồn gốc của ngày Tết lớn này.
Cho đến ngày hôm nay, vẫn còn nhiều tranh cãi cho rằng Tết Trung Thu của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng thực tế các hoạt động và những biểu tượng về ngày Lễ trọng đại này hoàn toàn khác biệt với Trung Quốc, ngược lại mang đậm nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước cũng như những khía cạnh về tâm linh và văn hoá thuần Việt.



Trước tiên, phải kể đến hoạt động rước đèn trung thu và phá cỗ:
Đèn Trung Thu truyền thống được làm từ tre và giấy bóng kính dưới hình Ông Sao, Cá Chép, Đèn Cù… với ít nhất 5 màu sắc khác nhau. Đó chính là biểu tượng của ngũ hành và đồng nhân.
Vào đêm phá cỗ, các trẻ em sẽ tụ họp tại một nơi để cùng rước đèn, ăn bánh trung thu và xem múa Sử Tử cũng như vui đùa cùng ông Địa.
Lại nói đến Ông Địa:
Trong quẻ dịch – địa thiên thái, thì quẻ Khôn là Địa và ông Địa cầm cái quạt để quạt hướng lên trên. Đây là một quẻ tốt nhất trong 64 quẻ dịch thể hiện sự thái bình, thịnh vượng, trời đất giao hoà và sự thông tường vạn vật.
Múa sư tử:
Vì ngày Phá Cỗ được tổ chức vào đúng ngày trăng rằm và vào ban đêm, khi mà theo tâm linh, thời khắc này có nhiều ma quỷ hoặc các trường phái nguy hiểm có thể rình rập và gây hại cho con người. Do đó, ông cha ta đã dùng đến linh vật – Sư Tử - Chúa Tể Sơn Lâm để bảo vệ và che chở cho con người trong suốt đêm hội.



Và không thể thiếu trong đêm Hội Trăng Rằm đó là Bánh Trung Thu:
Bánh Trung Thu được làm với hai loại đặc trưng là bánh nướng và bánh dẻo dưới hình vuông và tròn tượng trưng cho đất trời. Hơn nữa, bánh trung thu truyền thống luôn có 5 màu: các loại hạt màu trắng, thì là hoặc lá chanh màu xanh, đậu xanh màu vàng, lạp xưởng màu đỏ, vỏ bánh màu nâu…Luôn luôn có đủ màu đó chính là biểu tượng của ngũ hành. Và dân gian còn truyền tai nhau, bánh cắt ra càng đều và đủ cho các thành viên trong gia đình, càng thể hiện sự yêu thương và gắn kết của gia đình ấy.



Trong đêm trăng rằm, người dân sẽ tìm một nơi cao và thoáng để ngắm trăng, dựa vào màu sắc và hình dáng của trăng mà dự báo thời tiết cho mùa màng năm sau. Nghi thức các trẻ em tay cầm lồng đèn, phá cỗ trong tiếng trống và điệu nhảy của sư tử cũng như nụ cười thật tươi của ông địa. Các hoạt động này đểu mang một ý nghĩa rất lớn là cầu mong một cuộc sống ấm no, thuận hoà, yêu thương và tràn ngập tiếng cười con trẻ trong tiết trời mát dịu và ánh trăng tròn vàng nơi trú ngụ của chú Cuội và chị Hằng, hai hình ảnh thân thuộc được dựng nên với nhiều sự tích đã được in ấn thành truyện hấp dẫn dành cho trẻ.



Chẳng phải ngẫu nhiên mà người Việt gọi Tết Trung Thu là Tết Đoàn Viên, là dịp mà mọi thành viên trong gia đình được cùng nhau vui đùa trong tiếng trống, thưởng ngoạn tách trà cùng bánh trung thu và ngắm nhìn đèn lồng cũng như nô đùa cùng con trẻ. Thế nhưng, ngoài kia vẫn còn nhiều nhiều lắm những trẻ em không gia đình, không người thân và chưa bao giờ được nếm vị thanh ngọt của bánh trung thu. Hãy cùng Maigroup Travel góp một bàn tay để đem yêu thương và vị ngọt của cuộc sống sưởi ấm những mảnh đời cơ nhỡ, mỗi booking của Quý vị sẽ được Maigroup Travel góp 10% vào quỹ từ thiện để dành tặng cho các trẻ em không được đón Tết Đoàn Viên.
Hãy gọi ngay 036275588 để cùng chúng tôi đem đến cho các em nhỏ những chiếc bánh tình thương
ĐÀO TẠO LÁI XE – HOẠT ĐỘNG KHÔNG THỂ THIẾU CỦA MỘT DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH UY TÍN
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO LÁI XE ĐỊNH KÌ VÀ CHUYÊN NGHIỆP CÙNG MAIGROUP TRAVEL
DỊCH VỤ CHO THUÊ XE UY TÍN
DỊCH VỤ CHO THUÊ XE GIÁ RẺ TẠI TP. HCM
CHO THUÊ XE LIMOUSINE CAO CẤP
THUÊ XE 47 CHỖ HIỆN ĐẠI NHẤT VỚI CHI PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT
TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ - MAIGROUP TRAVEL
NGÀY 20/10 CỦA BẠN SẼ NHƯ THẾ NÀO?